Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Cách phân biệt, sử dụng nước khoáng và nước tinh khiết phù hợp

Nước tinh khiết và nước khoáng rất phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn thường bị nhầm lẫn giữa 2 loại nước này. Mỗi loại nước có các đặc điểm, nguồn gốc, thành phần và công dụng khác nhau. Do đó hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh 2 loại nước này nhé!

Tin tham khảo:

- Lúc nào thì nên sử dụng các thiết bị làm mềm nước?

- Tại sao cần sử dụng máy hút ẩm trong gia đình?


1. Khái niệm cơ bản về nước tinh khiết và nước khoáng


Có thể nhiều bạn sẽ bất ngờ khi biết được rằng nước tinh khiết chính là loại nước mà chúng ta thấy hằng ngày, có thể là nguồn nước đến từ sông hồ, nước sinh hoạt nhưng đã được qua lọc và khử trùng công nghiệp, được tiệt trùng và không còn chút cặn bẩn nào.

Nước khoáng là nước được chảy qua những tầng địa chất như đá vôi, có chứa hàm lượng khoáng chất cao như các chất: natri, canxi, magie, kali. Nước khoáng yêu cầu phải được đóng chai tại chính nguồn, không qua xử lý mà chỉ trải qua quá trình vô trùng.



Nước tinh khiết là loại nước có thể sử dụng trực tiếp hằng ngày đối với tất cả mọi người. Trong lĩnh vực sức khỏe, có một khái niệm đặc trưng là lượng nước nên dùng hằng ngày đối với một người thì bạn có thể hiểu lượng nước ở đây chính là nước mang tên tinh khiết.

Nước khoáng được khuyên dùng cho những người hay hoạt động thể thao, làm việc nhiều ngoài trời, các trường hợp bị mất mồ hôi hoặc hao hụt ion do tiêu chảy hoặc mất nước.

Tóm lại, đặc điểm chung của 2 loại nước này là vô khuẩn, tiệt trùng, đủ tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Những sai lầm khi sử dụng nước tinh khiết và nước khoáng


Về mặt khoa học tuy có chứa những khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng việc lạm dụng nước khoáng trong một số trường hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng. Đối tượng dễ chịu tác động nhất chính là những người có chức năng thận kém và trẻ em.

Còn tiếp...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét